SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SỐ 1 NA TÔNG

Thứ hai - 04/04/2022 13:00

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SỐ 1 NA TÔNG

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SỐ 1 NA TÔNG

 

Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Na Tông Huyện Điện Biên có khuôn viên sư phạm khá khang trang, sạch đẹp, đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, luôn đổi mới sáng tạo trong cách quản lý, tận tâm với công việc, đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, nỗ lực phấn đấu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong nhiều năm trở lại đây, các cán bộ giáo viên nhà trường luôn thống nhất những quan điểm, phương pháp giáo dục sao cho kết quả đạt được  ở mức tốt nhất, một trong số đó là: Muốn trò học tốt cần phải có người thầy giỏi, nắm vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm bắt được tâm sinh lý của hs, để từ đó tổ chức tốt các họat động học tập cho các em, nhằm giúp cho hs có thể chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập. Chính vì thế, công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là vấn đề cấp thiết mà Ban giám hiệu trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao tới các tổ chuyên môn. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, hiệu trưởng phải đẩy mạnh việc quản lý họat động chuyên môn trong nhà trường.

Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc, có chất lượng hoạt động sinh hoạt chuyên môn tổ, đảm bảo đủ ít nhất 3 lần trong tháng, mỗi lần sinh hoạt phải đảm bảo đúng lịch, mỗi tiết dạy phải đảm bảo chất lượng về nội dung truyền đạt, hình thức thực hiện sao cho hs hào hứng tham gia và đạt kết quả cao nhất. Các đồng chí lãnh đạo phụ trách chuyên môn nhà trường luôn nhấn mạnh đến các giáo viên ở các tổ chuyên môn: Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý tưởng và thực tế. Vì vậy, yêu cầu giáo viên chủ động tham gia vào tất cả các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học, dạy thực nghiệm, dự giờ, chia sẻ ý kiến với đồng nghiệp. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức từng bước trong quy trình kỹ lưỡng, có đánh giá, rút kinh nghiệm.

Hoạt động này quả thực rất thiết thực, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Với họat động sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được đóng góp xây dựng những kinh nghiệm qua việc giảng dạy của mình. Từ nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của giáo viên đúc kết lại để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình giảng dạy,  cũng chính là bài học kinh nghiệm quý báu được nhân rộng ra cho toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Trong 2 năm học gần đây vì dịch bệnh covid 19, phòng giáo dục và nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã đổi mới và áp dụng thực hiện sinh hoạt chuyên môn  theo hình thức trực tuyến nghiên cứu bài học. Song, việc tổ chức “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một hình thức mới, để thực hiện được: “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” giáo viên cần nắm chắc sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, cần tham gia tích cực vào sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mạnh dạn và kiên trì áp dụng những điều đã học từ sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày. Cụ thể các bước sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mà tổ chuyên môn của trường đã áp dụng như:

Chuẩn bị bài dạy

Việc chuẩn bị bài dạy là nhiệm vụ chung của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng nhau thảo luận chi tiết về đề tài, mục tiêu bài học (dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo khả năng, tâm lý của hs, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn việc vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn … để giải quyết tình huống thực tiễn..., đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của hs khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý.

Tổ trưởng chuyên môn giao cho một giáo viên trong tổ lập kế hoạch bài học nghiên cứu. Sau đó, trao đổi với các thành viên trong tổ để bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.

Các thành viên trong tổ họp chuẩn bị

Các thầy cô giáo nhà trường đang dự bài dạy

Tiến hành dạy và dự giờ

Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một giáo viên sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. Khi thực hiện dự giờ, các giáo viên trong các tổ chuyên môn rất tuân thủ các nguyên tắc dự giờ SHCM theo NCBH: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của hs; không gây khó khăn cho giáo viên  đang dạy; khi dự giờ luôn tập trung vào quan sát việc học tập, hành vi, thái độ, phản ứng của hs trong giờ học, cách làm việc nhóm, những khó khăn vướng mắc của hs gặp phải... Quan sát tất cả đối tượng hs, tránh không “bỏ rơi” việc quan sát 1 hs nào…

Các giáo viên trong tổ chuyên môn khi dự giờ cũng luôn có ý thức học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của giáo viên của tổ đang thực hiện dạy, luôn đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp để phát hiện những khó khăn trong việc học và cùng nhau tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, các giáo viên được các đồng chí tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn lưu ý các giáo viên trong tổ cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học, phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học ; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Ban giám hiệu, thầy cô nhà trường dự tuyến

Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy

Sau khi tổ đã thực hiện xong bước 2, khi tiến hành bước 3, người chủ trì là đồng chí Tổ trưởng tổ chuyên môn. Đồng chí nêu mục đích thảo luận bài dạy.  Sau đó, đồng chí giáo viên dạy minh họa phát biểu, trình bày mục tiêu cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với hs và cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn khó khăn khi thực hiện bài dạy.

Cuối cùng là sự chia sẻ ý kiến về giờ học của giáo viên trong tổ khi dự giờ. Các đồng chí giáo viên dự giờ tập trung vào những gì mà hs làm được hay chưa làm được, nguyên nhân hạn chế, cách khắc phục và không thực hiện xếp loại giờ dạy. Trong học kỳ II năm học 2021 – 2022, 100% các đồng chí giáo viên trong tổ đều tham gia đóng góp ý kiến cho tất cả các bài dạy đã được thực hiện

Áp dụng

Sau khi bước 3 đã hoàn thành, các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có ý thức chắt lọc kinh nghiệm chuyên môn riêng cho mình, tiếp tục suy nghĩ,  nghiên cứu, áp dụng vào các tiết dạy sau này của mình để phát triển trình độ chuyên môn của chính bản thân và có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp

Trong suốt học kỳ II năm học 2021 – 2022 trường đã có hơn 20 tiết dạy theo nghiên cứu bài học của các tổ chuyên môn và có 7 giáo viên tham gia dạy giỏi cấp huyện và đều dạt 100%. Ở mỗi một tiết dạy đều được các cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đúng theo các bước, theo kế hoạch về cả thời gian và nội dung. Tất cả các giáo viên của các tổ đều được thực hiện các tiết dạy, các học sinh trong trường đều được tham gia, một số các phụ huynh cũng được tham dự các tiết dạy theo nội dung NCBH.

Cô giáo Khổng Thị Phương Thúy – Giáo viên tổ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chia sẻ: “Với phương pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH, tôi có được trải nghiệm nhiều hơn trong cách làm việc theo nhóm, học được cách chia sẻ và học hỏi chuyên môn với đồng nghiệp, thêm phần gắn bó đoàn kết với đồng nghiệp; học được cách phân tích, rút ra kết luận, sửa đổi qua những gì quan sát được trên trẻ. Đồng thời, nâng cao kỹ năng thiết kế công cụ dạy học, hõ được cách tận dụng tối đa công cụ dạy và học làm cho việc làm quen với việc học của trẻ trở nên dễ dàng hơn và dễ hiểu đối với giáo viên; thậm chí có thể nhìn thấy được kết quả ngay”

          Thông qua việc áp dụng, đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” thì việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được nâng cao. Giáo viên được phân công dạy đã chủ động, sáng tạo, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động, còn các giáo viên khác thì đổi mới về cách đánh giá giờ dạy, linh hoạt áp dụng vào giờ học tại lớp mình, chất lượng chuyên môn của giáo viên ngày càng nâng cao, trẻ ngày càng ngoan ngoãn và học giỏi hơn.

 

Tác giả: BÙI XUÂN TUÂN
Nguồn:SÁNG TÁC Copy link

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập530
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm521
  • Hôm nay129
  • Tháng hiện tại1,053
  • Tổng lượt truy cập199,671
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi